VỢ CHỒNG A PHỦ – ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

VỢ CHỒNG A PHỦ – ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

VỢ CHỒNG A PHỦ

VỢ CHỒNG A PHỦ

Lần đầu tiên xuất hiện: địa điểm là căn buồng Mị nằm, nơi có ô cửa sổ vuông vức, nhỏ bằng bàn tay, nhìn ra bên ngoài chỉ thấy trăng trắng, không rõ là sương hay là nắng?
Chi tiết này tự nó đã nói lên nhiều điều?
Căn buồng Mị nằm hay là nơi biệt giam dành cho Mị?
Từ ngày trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, sự trùng lắp giữa ngày và đêm, giữa ánh sáng và bóng tối đã phủ vây cuộc đời Mị. Sống trong cảnh tù túng như thế, Mị dường như đã bị rút cạn sinh lực, sống mòn mỏi, hoạt động một cách máy móc. “Ở lâu trong cái khổ Mị quen với khổ rồi”, câu văn ngắn gọn nhưng lại xoáy sâu vào lòng người. Trên đời này, thứ đáng sợ nhất không phải là cái chết mà là thói quen.
Thói quen tốt sẽ giúp bạn vui vẻ, an nhiên nhưng thói quen xấu sẽ dẫn bạn vào vực sâu bế tắc. Mị đã quen với việc làm con dâu gạt nợ, Mị đã quen với những đọa đày về thể xác và tinh thần. Cảm xúc đang dần chai sạn, niềm đau vẫn còn tồn tại nhưng cảm giác đau thì dường như đã biến mất rồi?
Rõ ràng chỉ là miêu tả cái cửa sổ trong căn buồng Mị, rõ ràng tác giả có nhắc đến ánh sáng nhưng sao người đọc chỉ thấy sự tối tăm, hao mòn. Phải chăng chính cái cửa sổ, chính cái hình ảnh tưởng rằng tượng trưng cho ánh sáng đó đã trói buộc cuộc đời Mị, đã tuyên án tù chung thân cho Mị, cô đã không còn sức để phản kháng cũng không muốn phản kháng nữa?
Lần thứ hai xuất hiện: cũng là trong căn buồng Mị nhưng rốt cuộc nó là ánh sáng gì? do ai thắp lên?
Ánh sáng xuất hiện lần này là ánh đèn do Mị tự thắp lên trong đêm tình mùa xuân sau bao nhiêu năm sống mặc kệ sáng tối, không còn khái niệm không gian và thời gian. Chi tiết này cũng giàu ý nghĩa, nó đặt dấu chấm hỏi trong lòng độc giả, rốt cuộc Mị muốn làm gì? tại sao Mị lại có hành động như thế? Chắc chắn là có chuyện sắp xảy ra rồi? Có lẽ là con tim của Mị đã hồi sinh sau bao năm chịu thương tổn, Mị muốn tự yêu thương chính mình, thắp đèn để soi gương trang điểm, để ngắm kĩ dung nhan mình.

Thật ra nhu cầu làm đẹp là nhu cầu tự nhiên, cơ bản nhất của con người, đối với người phụ nữ lại càng là một nhu cầu vô cùng bình thường, bản thân sự việc đó không có gì đáng nói đến nhưng chủ thể của hành động đó lại là Mị, chính vì vậy ẩn sâu trong đó nhất định còn một ý nghĩa khác nữa, có lẽ Mị nhận ra đã đến lúc phải nhìn lại chính mình sau bao năm sống dật dờ, không thể trông chờ càng không thể dựa dẫm vào bất kì ai khác, chỉ có bản thân tự học yêu chính mình mới có thể có được một tương lai tươi sáng hơn…
Chi tiết này mang giá trị nhân sinh sâu sắc, bởi hành động của Mị làm người đọc liên tưởng đến hình ảnh những đóa hoa sau cơn gió mưa, có hoa dập nát, nhưng cũng có những đóa hoa âm thầm nở rộ tự phô diễn hương sắc của riêng mình, vượt qua được sự lạnh giá khắc nghiệt của thiên nhiên, hoa vẫn đẹp. Phải hoa vẫn đẹp, Mị cũng như hoa, Mị vẫn đẹp, Mị có quyền tự yêu lấy chính mình. Đó là quyền cơ bản nhất, không ai có thể tước đoạt.
Sức sống đã hồi sinh. Tro tàn đã được nhóm lên và chuẩn bị bùng cháy….
Lần thứ ba xuất hiện: không gian có phần rộng lớn hơn, không còn là căn buồng chật hẹp của Mị nữa mà là nhà bếp – nơi có A Phủ bị trói đứng – nơi có ngọn lửa hồng sưởi ấm cô qua đêm đông. Ngọn lửa ấy không đủ lớn để thiêu trụi tất cả nhưng ngọn lửa ấy có thể làm ấm cơ thể con người…
Và lẽ dĩ nhiên ngọn lửa ấy cũng là biểu trưng cho ánh sáng. Không phải là ánh sáng của mặt trời, cũng không phải là ánh sáng của mặt trăng, không phải ánh sáng của thiên nhiên mà là ánh sáng nhân tạo, ánh sáng ấy do Mị thổi lên từ đốm lửa trong bếp lò.
Luồng ánh sáng ấy không chỉ sưởi ấm mà còn soi sáng cuộc đời, thân phận của con người mà ở đây chính là cuộc đời, thân phận của hai tên nô lệ – Mị và A Phủ.
Mị thổi lửa phù phù hơ tay mỗi ngày, A Phủ vẫn bị trói đứng ở nơi đó, cả hai im lặng, rồi những đêm sau đó,  A Sử bước vào đánh Mị, A Phủ chứng kiến tất cả, ngọn lửa kia chứng kiến tất cả. A Phủ mở mắt ra, dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại khi nhận ra sức lực của mình đang dần cạn kiệt, sinh mệnh của mình đang dần lụi tàn. Bóng tối vẫn còn đó. Góc bếp cũng không hơn gì căn buồng Mị nằm, có khác chăng chính là nó rộng hơn và nó chứa thêm một tù nhân thứ hai mà thôi…
Lần thứ tư xuất hiện: Mị cắt dây trói cùng A Phủ bỏ trốn, cả hai đi trong bóng tối, đi xuyên qua bóng tối. Dường như ở đoạn này, tác giả chủ yếu khắc họa bóng tối, hình ảnh con người đi xuyên qua bóng tối. Không chi tiết nào miêu tả ánh sáng nhưng người đọc vẫn nhìn thấy ánh sáng, ánh sáng của lối thoát, của sự tự do đang đợi hai người họ. Chỉ cần vượt qua được bóng tối của đêm nay, bình minh ngày mai sẽ luôn đẹp….

Ngọc Kiều Long tái bút

 

 

 

 

 

 

 

No Responses

Write a response